Mới đây Hội đồng Anh Việt Nam đã hoàn thành khóa bồi dưỡng chuyên môn cho các giáo viên tiếng Anh tại tỉnh Bình Thuận và tỉnh Bắc Giang. 139 giáo viên tiểu học và trung học cùng với các chuyên viên Tiếng Anh của hai tỉnh đã tham gia các buổi hội thảo, kết hợp dự giờ và góp ý kiến cho các buổi giảng dạy tại các trường công lập. Các học viên đã có những ý kiến phản hồi tích cực về khóa học.
CiPELT là một khóa học toàn cầu của Hội đồng Anh, đặc biệt được điều chỉnh phù hợp để áp dụng cho các giáo viên tiểu học ở Việt Nam. Chương trình học tiếng Anh của Việt Nam đã được tích hợp vào một chuỗi các chuyên đề để tạo thành chương trình thiết kế riêng. Chương trình được xây dựng sát với thực tế, bao gồm các ý tưởng giúp khuyến khích các em học sinh qua các bài hát, trò chơi và các hoạt động sôi nổi khác.
Khóa học ‘Tạo hứng thú trong giảng dạy – Tạo hứng thú trong học tập’ tập trung vào hai nhóm: giáo viên trung học cơ sở và giáo viên trung học phổ thông, đồng thời sử dụng tài liệu của chương trình học Tiếng Anh của Việt Nam để áp dụng các nguyên tắc trong phương pháp giảng dạy (chủ yếu dựa trên khóa học CiSELT – khóa học toàn cầu của Hội đồng Anh dành cho giáo viên trung học), tuy nhiên được thiết kế phù hợp để chuyển tải một cách dễ dàng theo điều kiện lớp học của Việt Nam.
Trong quá trình học, các giáo viên làm việc cùng nhau để áp dụng các quy tắc giảng dạy, lên kế hoạch và tổ chức các hoạt động của bài học thông qua các buổi giảng thử (micro-teaching). Hơn nữa, chương trình của cả hai khóa có bao gồm tham quan lớp học tại trường, tại đây giáo viên được các đồng nghiệp và giảng viên dự giờ bài dạy thực tế trên lớp. Sau buổi dự giờ là phần góp ý kiến nhằm củng cố các mục tiêu của khóa học. Các giáo viên tham gia có cơ hội được thử nghiệm, hoặc dự giờ quan sát giáo viên khác áp dụng lý thuyết vào nội dung bài giảng thực sự. Nhiều học viên cho rằng nên áp dụng ‘càng nhiều kỹ năng giảng dạy trên lớp học thực sự’ sẽ tăng thêm giá trị của khóa học nên được áp dụng nhiều hơn trong các đợt hội thảo bồi dưỡng sắp tới.
Các ý kiến phản hồi của học viên, bao gồm chính thức và không chính thức đều rất tích cực. Các giáo viên tham gia đã nhận được nhiều thông tin hữu ích và tạo động lực cho việc giảng dạy. Giáo viên thật sự hào hứng và nóng lòng muốn áp dụng các hoạt động đa dạng vào việc giảng dạy ngay sau khi trở về trường. Họ đã có những ý kiến phản hồi tích cực về hoạt động dạy thử giữa các học viên và hoạt động quan sát dự giờ trên lớp học. Các học viên nhận thấy nội dung của đợt tập huận rất thực tế và có tính ứng dụng cao. Đặc biệt, các giáo viên cho rằng việc học được cách sử dụng tài liệu dạy riêng của mình, lên giáo án theo các nội dung đó và cách tiếp nhận ý kiến đóng góp cho bài giảng của mình là những nội dung thành công nhất của chương trình tập huấn này.