Hội đồng Anh vừa thông báo phát hành quyển sách điện tử ‘Những thử thách to lớn trong giáo dục Châu Á Thái Bình Dương’ - một phân tích về những vấn đề cấp bách nhất có ảnh hưởng quan trong và góp phần tạo hình cho nền giáo dục khu vực trong những năm tới.
Được viết bởi những chuyên gia giáo dục toàn cầu, và được mở đầu với bài viết đầy tâm huyết của chuyên gia giáo dục và nhà sản xuất phim nổi tiếng - Huân tước (David) Puttnam, quyển sách sẽ mang lại những thông tin quý giá cho các nhà dự luật, lãnh đạo các trường đại học và doanh nghiệp, giảng viên và bất kỳ ai có niềm quan tâm sâu sắc đến sự tăng trưởng và phát triển trong khu vực.
‘Quyển sách là minh chứng về chính sách và năng lực trí tuệ của Hội đồng Anh trong lĩnh vực giáo dục, cũng như khả năng kết nối các nhà lãnh đạo tiên phong trên toàn cầu để tìm kiếm giải pháp hợp tác cho những thách thức cần phải vượt qua để đảm bảo sự ổn định và sự thịnh vượng trong tương lai ở châu Á, ' Tiến sĩ Halima Begum, Giám đốc giáo dục khu vực Đông Á, Hội đồng Anh cho biết.
'Thế kỷ 21 được xem là thế kỷ của châu Á, và giáo dục là lĩnh vực sẽ có nhiều thách thức,’ theo Huân tước Puttnam, Đặc phái viên thương mại của Thủ tướng Anh cho Việt Nam, Lào, Campuchia và Miến Điện. 'Các lục địa sẽ xoay sở như thế nào? Một khu vực vẫn còn khó khăn phát triển thì có thể định hình thành công một tương lai trong đó đổi mới là con đường khả thi duy nhất để phát triển bền vững?'
'Các bài viết sẽ đưa ra một điểm sáng thú vị cho những câu hỏi này khi chúng ta đang tiến dần đến năm 2015, một năm quan trọng đối với hội nhập ASEAN,’ nhà sản xuất phim nổi tiếng tiếp lời. "Tôi tin rằng khả năng sáng tạo của con người vẫn chưa đạt được đỉnh cao đâu, và tôi chỉ chút ít nghi ngờ rằng chính lục địa châu Á vĩ đại này sẽ là nơi sẽ diễn ra những thay đổi quan trọng tiếp theo trong giáo dục "
Ngài Michael Barber, Cố vấn trưởng Giáo dục tại công ty hàng đầu về dịch vụ giáo dục Pearson, kết luận lại rằng 'Tương lai và khả năng của khu vực để trở thành một đại dương đổi mới đang được hình thành ngày hôm nay, ngày mai và mỗi ngày trong lớp học, giảng đường và các diễn đàn trực tuyến của Singapore và Kuala Lumpur, và Thượng Hải, Hồng Kông và Hà Nội. Và tất cả tương lai của chúng ta sẽ dựa trên sự thành công của những nỗ lực này’
Các bài viết trong quyển sách điện tử:
- Vấn đề giới: Rút ngắn khoảng cách trong lãnh đạo: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Sarah Jane Aiston, Khoa Giáo dục, Đại học Hồng Kông đã trao đổi về một câu hỏi đáng lo ngại rằng: nếu có nhiều phụ nữ tốt nghiệp từ các trường đại học, và trong nhiều trường hợp là có năng lực tốt hơn nhiều so với nam giới, tại sao chúng ta thấy rất ít các nhà lãnh đạo nữ trong vai trò lãnh đạo và quản lý?
- Lãnh đạo và sự thịnh vượng chung: Ngài Michael Barber, Cố vấn Trưởng Giáo dục, Tổ chức Pearson đã chia sẻ sự hiểu biết sâu sắc về mối tương quan giữa lãnh đạo và đổi mới trong những truyền thống riêng của châu Á.
- Tránh Khoảng cách Thu nhập bình quân / Giáo dục là điều kiện thúc đẩy Tổng thu nhập quốc nội: Tiến sĩ Halima Begum đã nhìn vào cách các nhà lãnh đạo ở châu Á phát triển các chính sách giáo dục để định hình một tương lai nhiều sáng tạo và thịnh vượng hơn, một điều giúp cho sự tăng trưởng kinh tế không còn phụ thuộc vào qui trình sản xuất cũ của thế giới và lao động giá rẻ.
Quyển sách còn bao gồm các bài viết Đầu tư của khu vực tư nhân: Năng lực và chất lượng trong Giáo dục Miến Điện, Tiến sĩ Roger Chao Jr, Tư vấn Quốc tế về Giáo dục Đại học, UNESCO, Miến Điện; Các ngành nhân văn thì thế nào? Giáo sư Simon Haines, Chủ nhiệm khoa Anh, Giám đốc, Trung tâm Nghiên cứu giá trị nhân văn, Đại học Trung Quốc tại Hồng Kông; Những điểm nóng Đổi mới, Tiến sĩ Anders Karlsson, Phó Chủ tịch, Phụ trách Chuyên môn toàn cầu, Elsevier; và Sau đại chúng hóa: Các vấn đề, Thách thức và Sự ứng phó của Trung Quốc, Tiến sĩ Qiang Zha, Khoa Giáo dục, Đại học York, Canada.