Hiện nay, Việt Nam đang cố gắng mở rộng sản xuất năng lượng thông qua các nguồn tài nguyên khác nhau, gồm cả nguồn tài nguyên tái tạo được và không tái tạo được. Những quyết định được đưa ra ngày hôm nay có thể tạo tầm ảnh hưởng lâu dài cho nền kinh tế và môi trường của Việt Nam. Các nhà hoạch định chính sách tin rằng việc quá phụ thuộc vào nguồn tài nguyên có thể tái tạo được là không thực tế với lỹ do năng lực sản xuất tối thiểu, mạng lưới phân phối hạn chế và còn thiếu các mô hình kinh tế trưởng thành.
Từ ngày 15 đến 17 tháng Năm năm 2017, Đại học Salford, Vương quốc Anh và Đại học Cần Thơ, Việt Nam phối hợp tổ chức hội thảo Vương quốc Anh–Việt Nam với chủ đề: “Phát triển chương trình nghiên cứu đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng bền vững và an toàn cho Việt Nam”. Đây là hội thảo thuộc Chương trình Kết nối nhà khoa học trong khuôn khổ Quỹ Newton do Hội đồng Anh triển khai tại Việt Nam. Mô hình tổ chức của hội thảo là mỗi quốc gia có hai nhà khoa học kinh nghiệm đóng vai trò là cố vấn, sẽ trình bày về các vấn đề cốt lõi của hội thảo, đồng thời dẫn dắt các nhà khoa học trẻ, trình bày ý tưởng cá nhân và thảo luận về các phương hướng hợp tác nghiên cứu lâu dài.
Các đề xuất hợp tác được xây dựng trong hội thảo là kết quả xuất sắc của việc sử dụng tích cực thời gian tham gia hội thảo hơn là chỉ lắng nghe các bài trình bày. Tôi học được những điều mới về những việc mà Việt Nam đang làm trên phạm vi rộng nhằm đảm bảo việc khả năng phục hồi năng lượng” - Nghiên cứu sinh Stephen Greenhalgh, cán bộ công ty Highways England, Vương quốc Anh.
Hội thảo quy tụ 45 nhà khoa học Việt Nam và 15 nhà khoa học đến từ Vương quốc Anh thành một diễn đàn khoa học đa ngành tập trung giải quyết các thách thức về khả năng phục hồi năng lượng tại Việt Nam. Dựa vào kiến thức chuyên môn và kỹ năng của từng thành viên, chương trình được chia ra làm ba nhóm thảo luận về các vấn đề:
1. Khả năng phục hồi năng lượng và bền vững
- các góc nhìn của quốc tế về khả năng phục hồi và an ninh trong ngành năng lượng
- quản lý năng lượng và các cách tiếp cận để nâng cao vấn đề quản lý các tòa nhà/ cơ sở hạ tầng nhằm giảm thiểu việc tiêu thụ năng lượng
2. Thành phố thông minh và cơ sở hạ tầng.
- phát triển năng lượng và cơ sở hạ tầng thành phố thông minh: nâng cao chất lượng cuộc sống với cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, công nghệ và xu thế hiện có và đang trong kế hoạch
3. Đổi mới sáng tạo về công nghệ và quy trình
- vai trò của mô hình quản lý Lean Leadership (Mục tiêu cuối cùng của phương pháp “Lean” tạo ra giá trị hoàn hảo cho người sử dụng thông qua một quy trình kiến tạo giá trị hoàn hảo mà chỉ số lãng phí bằng 0) và chính sách để đạt được các mục đích bền vững, giảm thiểu lãng phí và quản lý năng lượng
- quản lý năng lượng và các công nghệ đổi mới
- giáo dục, văn hóa và con người
Các thành viên của hội thảo đã xây dựng một mạng lưới trao đổi chuyên môn trên kênh xã hội Linked-in và cùng nhau xây dựng các dự án hợp tác nghiên cứu. Dựa trên kết quả của việc hợp tác, ba hồ sơ đã được hoàn thành và nộp xin tài trợ của Quỹ Newton.
PGS.TS. Nguyễn Chí Ngôn, Trưởng khoa, Khoa Kỹ thuật – Công nghệ, Đại học Cần Thơ nhận định: 'Chúng tôi được hưởng lợi rất nhiều từ hội thảo bằng nhiều cách. Hội thảo giúp chúng tôi hiểu hơn về các mối quan tâm về nghiên cứu của Vương quốc Anh, để từ đó khám phá thêm các cơ hội hợp tác. Các nhà khoa học trẻ có cơ hội làm việc cùng các nhà khoa học giàu kinh nghiệm và các cố vấn chuyên môn để xây dựng các hồ sơ nghiên cứu xin tài trợ.'