Dân làng Mơ H’ra bên cạnh những bức tượng truyền thống đầu tiên dùng để trang trí trong không gian di sản nhà rông của họ, qua đó chia sẻ với khách du lịch những nét độc đáo của văn hóa Bahnar, tỉnh Gia Lai, tháng Ba 2022  ©

Hội đồng Anh

Bộ sưu tập số Di sản Kết nối là một hoạt động thí điểm nhằm mục tiêu xây dựng một bộ sưu tập trong đó số hóa những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của các cộng đồng, các nhóm, và cá nhân đa dạng đã tham gia dự án Di sản Kết nối trong vòng bốn năm qua. Các nhóm này bao gồm các cộng đồng dân tộc người Bahnar, Êđê, Jrai ở Tây Nguyên, cộng đồng người Chăm ở Nam Trung Bộ và cộng đồng nghệ sĩ và người mộ điệu các loại hình diễn xướng Nam Bộ như Cải lương, Hát bội và các hình thức diễn xướng khác. 

Mục tiêu của Bộ sưu tập số Di sản Kế nối bao gồm: (i) tạo cơ hội để cộng đồng địa phương trực tiếp tham gia, đóng góp và hưởng lợi từ việc bảo tồn di sản văn hóa của họ; và (ii) đảm bảo rằng những giá trị di sản văn hóa của các cộng đồng đa dạng, đặc biệt là những di sản ít được biết đến và có khả năng sớm bị lãng quên, cũng như những câu chuyện, những cộng đồng và con người đằng sau những di sản này sẽ được ghi lại một cách chân thực và được trình bày sáng tạo dưới hình thức kỹ thuật số, có thể được chia sẻ trong và ngoài các cộng đồng.

Hoạt động này được thực hiện dựa trên sự hợp tác của ba nhóm chính. Nhóm thứ nhất là các thành viên cộng đồng, những người sở hữu di sản, bao gồm người thực hành, nghệ nhân, thợ thủ công, các chức sắc tôn giáo, những người lưu giữ các câu chuyện và truyền thuyết, họa sĩ minh họa, ca sĩ, vũ công, nghệ sĩ biểu diễn, nhạc sĩ, nhà văn, nhà thơ, nhà triết học, người lưu giữ hạt giống, v.v. Đáp lại lời kêu gọi của dự án Di sản Kết nối, họ đã đề xuất các di sản và đóng góp vào quá trình số hóa các hiện vật và thực hành di sản, để xây dựng nên thành phần chính của bộ sưu tập di sản số này. Nhóm thứ hai là nhóm kỹ thuật chịu trách nhiệm chính về việc số hóa các hiện vật và thực hành di sản dưới dạng văn bản (câu chuyện) và hình ảnh (video, ảnh). Nhóm thứ ba là nhóm cố vấn bao gồm các chuyên gia và nhà nghiên cứu văn hóa tại địa phương tư vấn về các khía cạnh di sản văn hóa địa phương, cùng với hai chuyên gia di sản từ Vương quốc Anh và một chuyên gia về di sản ở Hà Nội, tư vấn về cách trình bày tổng thể của bộ sưu tập và hướng dẫn các nguyên tắc mang tính dân tộc cho người sử dụng bộ sưu tập.

Hoạt động số hóa diễn ra trong tháng Hai và Ba năm 2022 tại Gia Lai, Ninh Thuận, Kon Tum và Thành phố Hồ Chí Minh. Phiên bản thử nghiệm của Bộ sưu tập có thể truy cập tại đường link phía dưới đây và bao gồm 17 hiện vật và thực hành di sản. Thân mời bạn khám phá các tư liệu và chia sẻ di sản của bạn cùng chúng tôi tại chính nền tảng này. Chúng tôi hy vọng thông qua các hoạt động trực tuyến cũng như các sự kiện của chương trình, chúng ta sẽ cùng góp phần gìn giữ và chia sẻ những giá trị di sản văn hóa của các cộng đồng đa dạng, đặc biệt là những di sản ít được biết đến và có khả năng sớm bị lãng quên.

Những người phụ nữ Chăm thuộc nhiều thế hệ tụ họp để chuẩn bị các món ăn Chăm và chia sẻ những câu chuyện, kỷ niệm về ẩm thực truyền thống của họ. Tỉnh Ninh Thuận, tháng Ba 2022. ©

Hội đồng Anh

Nghệ nhân dệt Mơ H’ra trình diễn kỹ thuật dệt vải truyền thống, thuộc dự án Bảo tồn nghề dệt truyền thống của người Bahnar ở xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai, tháng Ba 2022  ©

Hội đồng Anh

1. Chân dung nhân vật hát Bội

Địa điểm: TP. Hồ Chí Minh

Bao gồm giới thiệu ngắn về nghệ thuật Hát bội truyền thống, loạt ảnh 360 độ của 21 mặt nạ các nhân vật trong Hát bội do nghệ sĩ gạo cội Hữu Lập vẽ tay, các đoạn mô tả ngắn gọn về các nhân vật, một video ngắn phỏng vấn nghệ sĩ và ảnh chân dung nghệ sĩ.

2. Diễn xướng Nam Bộ: Hò, Ru, Lý

Địa điểm: TP. Hồ Chí Minh

Bao gồm thông tin giới thiệu về các loại hình diễn xướng Nam Bộ, 15 bản thu âm các bài hát hát ru, hò và lý kèm lời bài hát, một video ngắn phỏng vấn hai nghệ sỹ Sáu Hưng và Song Oanh cùng ảnh chân dung của họ. Tư liệu do nhóm Hiếu Văn Ngư sưu tầm và đề cử. 

3. Câu chuyện Cải lương

Địa điểm: TP. Hồ Chí Minh

Bao gồm thông tin giới thiệu về nghệ thuật truyền thống Cải lương, bảy tập podcast do nhóm Yume thực hiện với các nghệ sĩ và các cá nhân thực hành nghệ thuật cùng ảnh chân dung của họ.  

4. Hoa văn dệt truyền thống của người Bahnar

Địa điểm: làng Mơ H’ra, tỉnh Gia Lai

Bao gồm thông tin giới thiệu ngắn về nghề dệt truyền thống của người Bahnar, hình ảnh scan của 12 bản vẽ tay các hoa văn và thiết kế biểu tượng kèm chú thích, video ngắn phỏng vấn ba nghệ nhân và ảnh chân dung của họ. Tư liệu do chị Trần Thị Bích Ngọc, Cán bộ Văn hóa xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai đề cử. 

5. Lễ cúng lúa mới của người Bahnar

Địa điểm: làng Mơ H’ra, tỉnh Gia Lai

Bao gồm thông tin giới thiệu về lễ cúng lúa mới, slideshow 20 hình vẽ tay miêu các hoạt động trong lễ cúng lúa mới kèm chú thích. Tư liệu do chị Đỗ Thị Hải, làng Mơ H'ra, xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai đề cử. 

6. Tượng gỗ của người Bahnar

Địa điểm: làng Mơ H’ra, tỉnh Gia Lai

Bao gồm thông tin giới thiệu về công việc tạc tượng truyền thống của người Bahnar, ảnh 360 độ của sáu bức tượng gỗ kèm theo chú thích, video phỏng vấn nghệ nhân tạc tượng và ảnh chân dung của họ. Tư liệu do chị Phan Thị Ngọc Ánh, làng Mơ H'ra, xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai đề cử. 

7. Đồ dùng sinh hoạt và nhạc cụ của người Bahnar

Địa điểm: làng Mơ H’ra, Gia Lai

Bao gồm thông tin giới thiệu về các vật dụng sinh hoạt hằng ngày và các loại nhạc cụ truyền thống của người Bahnar, hình ảnh 16 đồ vật và nhạc cụ kèm theo chú thích, bộ ảnh các thành viên cộng đồng làng Mơ H’ra và video ngắn phỏng vấn dân làng. Tư liệu do chị Trần Thị Bích Ngọc, Cán bộ Văn hóa xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai đề cử. 

8. Di sản âm nhạc Ê-đê

Địa điểm: Kon Tum

Bao gồm thông tin giới thiệu về di sản âm nhạc Ê-đê, năm video ghi hình các nghệ nhân Ê-đê chơi các nhạc cụ truyền thống này kèm theo chú thích và bộ ảnh các nghệ nhân chơi nhạc. Tư liệu do Trung tâm Phát triển Nông thôn Tây Nguyên đề cử. 

9. Giếng cổ làng Cwah Patih (Thành Tín)

Địa điểm: làng Thành Tín, tỉnh Ninh Thuận

Bao gồm thông tin giới thiệu về cặp giếng vuông cổ, hình ảnh giếng, video hát ngâm Ariya cạnh giếng, bài thơ Ariya (thiết kế dàn trang với lời tựa của nhà thơ Inrasara), video phỏng vấn các thành viên cộng đồng lớn tuổi và ảnh chân dung của họ. Tư liệu do anh Phú Tuệ Tri, làng Mỹ Nghiệp, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận đề cử. 

10. Họa tiết dệt của làng Chakleng (Mỹ Nghiệp)

Địa điểm: làng Mỹ Nghiệp, tỉnh Ninh Thuận

Bao gồm thông tin giới thiệu về nghề dệt truyền thống của người Chăm, ảnh chụp 15 họa tiết dệt truyền thống kèm theo chú thích, ảnh chân dung những người thợ dệt trong trang phục truyền thống, ảnh sáu bộ trang phục truyền thống của các chức sắc Chăm và một video ngắn phỏng vấn những người thợ dệt người Chăm. Tư liệu do Hợp tác xã Dệt thổ cẩm Chăm Mỹ Nghiệp đề cử. 

11. Văn học Chăm cổ: Những bài thơ Ariya

Địa điểm: làng Bàu Trúc và làng Văn Lâm, tỉnh Ninh Thuận

Bao gồm phần giới thiệu về văn học Chăm cổ, năm bản ghi âm hát ngâm Ariya kèm theo chú thích, các bài hát Ariya (thiết kế dàn trang với lời tựa của nhà thơ Inrasara), video ngắn phỏng vấn các nghệ nhân địa phương hát ngâm ariya và ảnh chân dung của họ. Tư liệu do anh Thập Hồng Luyện, cán bộ Trung tâm Văn hóa Chăm tỉnh Ninh Thuận đề cử. 

12. Văn học Chăm cổ: Sử thi Akayet Dewa Mưno

Địa điểm: làng Hiếu Lễ, tỉnh Ninh Thuận

Bao gồm thông tin giới thiệu về văn học Chăm cổ, video hát ngâm đoạn trích sử thi Akayet Dewa Mưno, văn bản Akayet (thiết kế dàn trang với lời tựa của nhà thơ Inrasara), video ngắn phỏng vấn các nghệ nhân và thành viên cộng đồng về sử thi cùng với bộ ảnh chân dung của họ. Tư liệu do anh Hán Thanh Hà, làng Hiếu Lễ, xã Phước Hậu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận đề cử. 

13. Văn học Chăm cổ: Kinh tẩy trần Agal Balih

Địa điểm: xã Phước Thái, tỉnh Ninh Thuận

Bao gồm thông tin giới thiệu về văn học Chăm cổ, hình ảnh của kinh tẩy trần Agal Balih gốc được viết trên lá buông, kinh Agal Balih (thiết kế dàn trang mới với lời tựa của nhà thơ Inrasara), video ngắn phỏng vấn Phó cả sư Lưu Sanh Thanh, là người thực hành các nghi lễ sử dụng kinh Agal Balih, và bộ ảnh chân dung của ông. Tư liệu do Phó cả sư Lưu Sanh Thanh, xã Phước Thái, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận đề cử. 

14. Âm nhạc nghi lễ của văn hóa Chăm

Địa điểm: làng Bàu Trúc, tỉnh Ninh Thuận

Bao gồm giới thiệu ngắn về âm nhạc nghi lễ Chăm, hình ảnh chức sắc Chăm chơi nhạc và hát các bài hát lễ, các nghệ nhân nhảy múa theo âm nhạc nghi lễ, một video ngắn phỏng vấn các vị chức sắc và bốn video chơi nhạc, hát và nhảy múa kèm theo chú thích. Tư liệu do anh Đổng Thành Danh, Cán bộ Trung tâm Văn hóa Chăm tỉnh Ninh Thuận đề cử. 

15.Ẩm thực truyền thống Chăm

Địa điểm: làng Phước Nhơn, tỉnh Ninh Thuận

Bao gồm thông tin giới thiệu về ẩm thực truyền thống của người Chăm, hình ảnh ba món ăn truyền thống của người Chăm với các nguyên liệu và chú thích, bộ ảnh một nhóm các bà các chị người Chăm chuẩn bị các món ăn này và video ngắn phỏng vấn họ. Tư liệu do chị Nguyễn Nữ Huyền Trang, làng Phước Nhơn, xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận đề cử. 

16. Các giống cây thuốc truyền thống Pabblap

Địa điểm: làng Phước Nhơn, tỉnh Ninh Thuận

Bao gồm thông tin giới thiệu về việc sử dụng các cây thuốc truyền thống của người Chăm, ảnh chụp tám loại cây thuốc kèm theo chú thích, một video ngắn phỏng vấn ba nghệ nhân địa phương và bộ ảnh chân dung. Tư liệu do thầy thuốc Kiều Tìm, làng Phước Nhơn, xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận đề cử. 

17. Lễ cắt tóc của người Chăm Bàni

Địa điểm: làng Phước Nhơn, tỉnh Ninh Thuận

Bao gồm thông tin giới thiệu về nghi lễ cắt tóc của người Chăm Bàni, tương đương với lễ trưởng thành và nhập đạo của phụ nữ trẻ Chăm, loạt ảnh về buổi lễ kèm theo chú thích, một video ngắn phỏng vấn ba thế hệ phụ nữ Chăm và ảnh chân dung của họ. Tư liệu do chị Kiều Maily làng Phước Nhơn, xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận đề cử. 

Thông tin liên quan