Công dân tích cực là chương trình phát triển kỹ năng lãnh đạo xã hội, thúc đẩy đối thoại đa văn hóa và trách nhiệm với xã hội được coi là những kỹ năng chủ đạo của các lãnh đạo trẻ trong thế kỉ 21.
Chương trình Công dân tích cực do Hội đồng Anh triển khai cùng các các tổ chức phi chính phủ trên toàn cầu. Chương trình bắt đầu từ năm 2009 và hiện đang được triển khai tại châu Âu, Trung Đông, Châu Phi và Đông Nam Á. Đến nay chương trình đã tiếp cận được hơn 100,000 người thông qua các khóa tập huấn, hội thảo, nghiên cứu xã hội và các chuyến thăm quan học tập quốc tế.
Tầm nhìn của chương trình công dân tích cực là mong muốn một thế giới nơi mọi người được trao quyền năng và kết nối với những người khác một cách hòa bình và hiệu quả để phát triển cộng đồng của họ một cách bền vững.
Chương trình Công dân tích cực thúc đẩy mô hình cộng đồng chủ động tham gia vào sự phát triển của xã hội. Chương trình khuyến khích thành viên của các cộng đồng có trách nhiệm với những nhu cầu xã hội của họ thông qua việc trang bị cho họ kiến thức, các kỹ năng và kinh nghiệm để đáp ứng được những nhu cầu đó.
Đối tượng chính của chương trình là các lãnh đạo cộng đồng, những người đang làm việc trong hoặc cùng với các cộng đồng yếu thế. Họ chính là những người dân hoặc các viện nghiên cứu đã được thành lập, có uy tín và mang lại giá trị cho cộng đồng – các tổ chức dân sự, các tổ chức phi chính phủ, các nhà chính trị, các thanh niên hoạt động đoàn… Họ có tầm ảnh hưởng và hiện đang nỗ lực để cải thiện mức sống của cư dân tại cộng đồng của họ.
Chương trình phát triển các kỹ năng và kiến thức nhằm xác định và gắn kết các mạng lưới cộng đồng để giúp họ đạt được các mục tiêu cũng như các kỹ năng lập kế hoạch và triển khai một dự án. Mạng lưới bao gồm các cá nhân tại cộng đồng; các tổ chức tham gia vào các dự án hành động xã hội tại cộng đồng; và các tổ chức tham gia vào đối thoại chính sách xã hội ở cấp quốc gia. Chương trình bao gồm những kết nối xuyên các lĩnh vực ví dụ như kết nối với kinh doanh cộng đồng, truyền thông,… Việc thiết lập sự gắn kết giữa các mạng lưới này thúc đẩy gia tăng sự toàn diện xã hội, sự ổn định của cộng đồng đối với các xung đột và gia tăng phát triển xã hội trong các cộng đồng.
Chương trình công dân tích cực rất linh hoạt và có khả năng ứng dụng cao. Chương trình hiện đang được triển khai tới nhiều tổ chức khác nhau từ các cộng đồng ở nông thôn cũng như tới các cộng đồng tại đô thị.
Kết quả mong đợi đạt được của Chương trình công dân tích cực
Chương trình nhằm phát triển các tập huấn viên chương trình Công dân tích cực, họ sẽ là những đại sứ có khả năng tạo ra thay đổi tại cộng đồng của họ. Họ sẽ sử dụng những kiến thức, kỹ năng học được để lan tỏa chương trình tới những người dân tại các cộng đồng của họ. Tại cộng đồng sẽ là nơi triển khai các hành động xã hội như công tác tình nguyện, các hoạt động không vì lợi nhuận, các hoạt động mang lại lợi ích cho cộng đồng. Các công dân tích cực sẽ có cơ hội thể hiện được những kỹ năng mới trong việc triển khai các hành động xã hội và thúc đẩy sự gắn kết của người dân với những quan điểm khác nhau trong cộng đồng.
Bên cạnh đó, các người dân tại cộng đồng cũng sẽ được phát triển các kỹ năng giúp họ có thể đối mặt với các thách thức của thế kỷ 21 trong giai đoạn thế giới đang toàn cầu hóa. Các kỹ năng được ứng dụng ngay tại nơi làm việc, tại cộng đồng nơi họ đang sống và ngay tại trong ngôi nhà của họ. Qui trình đào tạo này được gọi là Hành trình học tập. Qua chương trình, người dân tại cộng đồng sẽ gia tăng sự tự tin, hiểu rõ về giá trị của sự khác biệt, nâng cao sự hiểu biết về cộng đồng của họ và mở rộng hơn tới các cộng đồng khác, nâng cao tư duy chiến lược và việc làm được gia tăng.
Hành trình học tập
Hành trình học tập 1: Bản sắc và văn hóa
Bản sắc là gì?
Dựa trên mục đích của chương trình, chúng tôi định nghĩa bản sắc là những đặc trưng riêng của mỗi cá nhân. Có một số ý kiến cho rằng mỗi cá nhân đều có giác quan tiên đoán trước.
Bản sắc của mỗi chúng ta được hình thành từ niềm tin, các giá trị và những mối quan tâm mà bạn định vị bản thân một cách độc lập và đặc điểm xã hội của bạn sẽ bao gồm các yếu tố: chủng tộc, tôn giáo, ngôn ngữ và văn hóa.
Mỗi chúng ta đều có những đặc điểm xã hội, ví dụ chúng ta có thể là học sinh, nhà hoạt động xã hội, người mẹ, người hâm mộ một đội thể thao nào đó hay một người dân Băng-la-des. Có một số đặc điểm bị ảnh hưởng bởi nền tảng lịch sử, bởi hiện tại, bởi bối cảnh hoặc những đam mê.
Chính vì chúng ta luôn thay đổi trong cuộc sống nên những bản sắc của chúng ta cũng thay đổi khi chúng ta gặp những con người mới, có thêm những trải nghiệm mới và môi trường mới. Những yếu tố này tạo nên những đặc điểm nhận dạng của chúng ta và cả nền văn hóa của cộng đồng nơi chúng ta đang sống. Có rất nhiều thời điểm mà bản sắc nhận dạng của chúng ta có thể bị thay đổi, ví dụ như thời điểm mới lớn, kết hôn, trở thành cha mẹ hoặc vào những giai đoạn biến động của xã hội.
Căng thẳng có thể nảy sinh trong chính chúng ta và nó tác động tới bản sắc của chúng ta khi các yếu tố trái chiều khác nhau cùng ảnh hưởng đến. Ví dụ, ngày nay các bạn trẻ vừa bị ảnh hưởng bởi văn hóa truyền thống của gia đình và cũng bị ảnh hưởng bởi những văn hóa mới du nhập do kết quả của toàn cầu hóa.
Cũng có trường hợp khi một người nhận định về chúng ta khác so với ý kiến của những người khác. Những nhóm người này có cả chính trị gia, nhà truyền thông, những người có tín ngưỡng và các nhà hoạt động xã hội, những người mà có sự ảnh hưởng lớn đến những nhìn nhận của các nhóm xã hội khác nhau
Các nhóm khác nhau được nhận dạng như thế nào dựa vào mức độ bình đẳng và công bằng trong xã hội. Ví dụ, một số người có thể cho rằng phụ nữ có năng lực kém hơn đàn ông và nên chỉ đáng nhận được ít quyền lợi hơn. Điều này có thể sẽ ảnh hưởng tới quan niệm văn hóa của một xã hội rộng hơn và thậm chí trở thành qui định của luật pháp. Tuy nhiên những người khác có thể sẽ không đồng ý với quan niệm này và sẽ đi tìm cách thay đổi những quan niệm đó và triển khai các hoạt động tạo ra sự thay đổi này.
Bản sắc của chúng ta được thể hiện như thế nào?
Các bản sắc của chúng ta là đều có thể nhìn thấy thông qua cách ăn mặc, v.v…) và những bản sắc không dễ nhìn thấy như các niềm tin và các giá trị của chúng ta, các cộng đồng mà chúng ta thuộc về, giới tính của chúng ta, v.v… Phần lớn các bản sắc của chúng ta là không dễ nhận thấy và đó là nguyên nhân của sự giả định xuất hiện và do đó khi chúng ta giả định về người khác có thể dẫn tới sự sai lệch.
Văn hóa là gì?
Văn hóa là một tổ hợp bao gồm các giá trị, các niềm tin, các thái độ và các ứng xử mà chúng ta được học và được chia sẻ trong cộng đồng.
Một vài điều gì đó có thể trở thành một phần của văn hóa khi nó tạo ra một thói quen rõ nét xuyên suốt trong một nhóm hoặc trong một cộng đồng. Văn hóa thường nhận thấy rõ và dễ dàng được thể hiện ra như đồ ăn, váy mặc, âm nhạc, điệu nhảy và những thể hiện mang tính nội bộ hơn như thái độ hướng tới thiên nhiên, gia đình và giới tính.
Văn hóa được hình thành theo một loại hình hợp đồng cộng đồng. Điều này giúp mọi người hiểu nhau, giao tiếp với nhau và tạo ra một cảm giác được bao bọc, kỳ vọng, thuộc về, tự hào và bản sắc. Văn hóa cũng có thể tạo ra các quan niệm về ứng xử để gắn kết cộng đồng và có thể dùng văn hóa để hiểu hoặc giải thích về những nền văn hóa khác nhau. Nền văn hóa chính là bản sắc, nó không đứng im mà nó phát triển và thay đổi theo thời gian.
Hành trình học tập 2: ĐỐI THOẠI ĐA VĂN HÓA
Đối thoại đa văn hóa là gì?
“Đối thoại” trong chương trình công dân tích cực hướng tới những cuộc hội thảo mà mọi người cho dù có những tín ngưỡng và quan điểm khác nhau vẫn có thể học tập và chia sẻ cùng nhau. Hành trình học tập này sẽ tập trung vào việc học tập và chia sẻ làm thế nào để tạo ra những cuộc đối thoại khác nhau từ một vài hình mẫu khác của giao tiếp, ví dụ như tranh luận hoặc thương thuyết. Bởi đối thoại là để học tập, nên đó là một cách tiếp cận để tôn trọng các ý tưởng và tín ngưỡng khác nhau. Càng nhiều các quan điểm tham gia vào quá trình học tập thì lại càng tạo ra nhiều cơ hội học tập; và khi càng có nhiều quan điểm được đưa ra, trí tuệ tập thể có thể xuất hiện.
Đối thoại được dựa trên nguyên tắc của sự tham gia tích cực và niềm tin vào việc có một cuộc đối thoại hoàn hảo không chỉ đóng góp cho việc học hỏi mà còn tạo dựng được sự hiểu biết lẫn nhau và làm cho các cộng đồng ngày càng mạnh mẽ hơn. Đối thoại giúp chúng ta có được sự thông cảm lẫn nhau, bởi chúng ta mới bắt đầu thấy đối thoại không chỉ bắt đầu bằng hành động và lời nói mà cả niềm tin và những động lực đằng sau chúng. Thông qua đối thoại sẽ giúp chúng ta nhìn thấy rõ hơn sự khác nhau của mỗi chúng ta và rồi để cùng nhau tìm ra những nền tảng chung.
Đối thoại có thể tiếp cận các câu hỏi mà không có câu trả lời nào là cuối cùng. Đối thoại cũng có thể hỗ trợ chúng ta trong việc phát triển và tìm ra giải pháp cùng với những người khác. Đối thoại có thể được lên kế hoạch trước, cũng có thể là tự phát, được cấu trúc trước hoặc cũng không có cấu trúc gì cả, nghiêm túc hoặc không quá nghiêm túc. Đối thoại có thể xuất hiện trong mỗi chúng ta, những người quan tâm tới những quan điểm của người khác, và trong hoàn cảnh này một vài đối thoại hay nhất sẽ được diễn ra tại các gia đình và các nơi công cộng.
Trong một vài trường hợp (ví dụ ở những nơi đang có những xung đột diễn ra), đối thoại đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ càng, thiết kế cẩn thận và có sự điều phối. Phụ thuộc vào những mục tiêu và tình huống của một cuộc đối thoại, mà cuộc đối thoại có thể kéo dài hàng phút, hàng giờ, hàng ngày hoặc có thể trở thành một qui trình liên tục. Có rất nhiều kỹ năng, thái độ và ứng xử có thể giúp chúng ta trong đối thoại. Ví dụ kỹ năng lắng nghe và kỹ năng đặt câu hỏi. Ngoài ra còn có những phương pháp và qui trình hữu ích có thể nên áp dụng để tổ chức các cuộc giao tiếp theo một cách có thể tối đa tính hiệu quả trong học hỏi và chia sẻ.
Tại sao đối thoại là quan trọng?
Toàn cầu hóa đã dẫn tới việc con người trên toàn thế giới tiếp cận với nhiều quan điểm và văn hóa khác nhau ngay trong ngôi nhà của mình. Các hệ thống toàn cầu như tiếp thị, truyền thông, tài chính, khí hậu và lòng tin đã có ảnh hưởng đáng kể và tác động vào các cộng đồng địa phương cũng như cuộc sống của con người. Một vài vấn đề đang được quan tâm nổi bật nhất của toàn cầu như vấn đề biến đổi khí hậu, sẽ không được hiểu và giải quyết hiệu quả nếu không có các cuộc đối thoại và hợp tác.
Sự va chạm với nhiều nền văn hóa và các ý kiến đa dạng có dẫn tới việc nhiều cơ hội và học tập nhưng cũng có thể tạo ra một cảm giác không có quyền lực; thách thức về cảm nhận bản sắc của chúng ta; tạo ra sự căng thẳng và làm cho chúng ta cảm thấy bị tù túng với lực lượng mạnh mẽ ở bên ngoài. Đối thoại giúp xây dựng lòng tin và hiểu biết và củng cố phương pháp tiếp cận theo hình thức cùng tham gia để cùng giải quyết xung đột. Đó là một nhu cầu mà phổ biến, đòi hỏi phải đi qua hết một vòng dự án; lập kế hoạch, triển khai và đánh giá và có thể được coi như là một phần của qui trình phát triển dự án hoặc chính là đầu ra của một hành động xã hội. Đối với mục đích của tập thông tin này được coi là một phần của việc học về cách đối thoại (hơn là ở hành trình học tập 4 là lập kế hoạch cho một hành động xã hội). Đối thoại là một kỹ năng tối quan trọng với bất kỳ nhà lãnh đạo nào đang làm việc tại bất kỳ cấp độ nào trong xã hội.
Khi đối thoại bạn tìm kiếm thông tin để trả lời những giả định của bạn, hãy cởi mở để tiếp nhận những ý tưởng mới; tăng cao sự cảm thông với những góc nhìn khác nhau; nhân rộng và thay đổi quan điểm của một ai đó; tìm kiếm những điểm chung và giữ cho cuộc đối thoại luôn sinh động. Đối thoại là một quá trình để xây dựng sự đồng thuận, cải thiện tính khả thi khi ra quyết định và chuẩn bị nền tảng đối với hành động bền vững. Bằng cách này đối thoại trở thành một công cụ đầy quyền lực của các nhà lãnh đạo và những người ra quyết định.
Tóm lại đối thoại có thể:
- Nâng cao hiểu biết về thực trạng địa phương
- Nâng cao chất lượng khi ra quyết định
- Gia tăng sự hợp tác
- Gia tăng niềm tự hào về bản sắc của nơi mình thuộc về
- Gia tăng sự cảm thông, độ lượng đối với người khác, tin tưởng và hiểu nhau
- Tạo ra những đổi mới
- Gia tăng tính toàn diện và sự bình đẳng
Là một công dân tích cực là mang đối thoại vào trong cuộc sống của họ chứ không chỉ trong công việc.
Hành trình học tập 3: GẮN KẾT CÁC CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG VÀ TOÀN CẦU
Cộng đồng là gì?
“Cộng đồng” là từ được sử dụng rộng rãi nhất để chỉ một nhóm mà họ có điểm xuất phát là từ cùng một địa phương và có cùng những mối quan tâm về chất lượng và cơ hội của địa phương đó. Cộng đồng cũng có thể hiểu là một nhóm người có cùng một bộ giá trị và quan tâm giống nhau. Với những điểm chung này, có thể được nên bởi:
- Việc làm – ví dụ các hiệp hội chuyên môn, các cộng đồng không chính thức, v.v…
- Chia sẻ lòng tin vào cùng một dòng tín ngưỡng
- Những người có cùng dân tộc
- Những người có cùng giới tính
- Có cùng quan tâm tới các hoạt động thư giãn như thể thao, âm nhạc
- Có cùng mong muốn giải quyết những vấn đề cụ thể như biến đổi khí hậu, quyền trẻ em, sự bình đẳng cho nữ giới, v.v…
Một vài cộng đồng được “chọn” hoặc “cố ý” có nghĩa là các thành viên trong cộng đồng đó đã cùng tạo ra một quyết định để trở thành một phần của cộng đồng, và những người khác được dựa trên từng trường hợp cụ thể và lịch sử.
Một cá nhân có thể thuộc về một vài cộng đồng với mỗi cộng đồng họ lại có mức độ ảnh hưởng mạnh mẽ thông qua các giá trị và sự lựa chọn mà cá nhân đó tạo ra. Bằng cách này khái niệm cộng đồng đôi khi cũng là chìa khóa để hiểu về bản sắc của một con người.
Trong khi một vài cộng đồng chỉ tồn tại và bị ảnh hưởng bởi chính sự thay đổi xung quanh họ. Một vài cộng đồng được tổ chức ra để bảo vệ những mối quan tâm của họ và gây ảnh hưởng tới các thay đổi. Những cộng đồng đó đã được tổ chức ra dường như để tạo ra một mã hành vi hoặc văn hóa mặc dù văn hóa kết hợp phổ biến hơn với nhóm hành vi, còn cộng đồng thì gắn liền với nhóm có cùng mối quan tâm.
Các cộng đồng có thể nhỏ và tập trung vào các mối quan tâm ví dụ như nơi làm việc. Trong những ngày này khi giao tiếp toàn cầu đang tăng lên nhanh chóng và gia tăng các cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau có thể trở nên lớn/toàn cầu và không giới hạnh bởi rào cản địa lý và quốc gia ví dụ các nhóm có chung lòng tin hoặc có cùng mối quan tâm về môi trường. Trong những trường hợp đó, mối quan tâm có thể trở nên mơ hồ hơn, đôi khi xung đột và hành vi không đồng thuận. Dường như một người thuộc về một cộng đồng tại địa phương cũng sẽ thuộc về một cộng đồng có cùng quan tâm ở trên toàn cầu.
Một cộng đồng có thể được hiểu theo nhiều cách ví dụ trong lĩnh vực có cùng mối quan tâm, hay trong vấn đề quyền lực, như một hệ thống bảo vệ. Cách mà một cộng đồng được tổ chức để bảo vệ những mối quan tâm của cộng đồng đó có thể được nhìn nhận như là một hệ thống. Với những lý do đó hiểu cộng đồng từ những góc nhìn khác nhau là một phần quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề và xây dựng nội dung nghị sự bền vững.
Tinh thần công dân tích cực là gì?
Công dân là thành viên của một đất nước. Tinh thần công dân của đất nước đó có thể được diễn tả về tình trạng của họ và những hàm ý về quyền và nghĩa vụ mà công dân đó có liên quan tới đất nước của họ. Ví dụ một công dân có quyền được cấp hộ chiếu bởi nhà nước và có nhiệm vụ phải đóng thuế cho nhà nước. Từ định nghĩa này cụm từ “Tinh thần công dân” đã được phát triển thêm để biểu thị quá trình tham gia vào đời sống chung của cộng đồng và chương trình công dân tích cực sử dựng định nghĩa rộng này. “Công dân tích cực” là những người làm được những điều vượt lên trên những nghĩa vụ căn bản của một người công dân và được gắn kết vào những hoạt động tình nguyện tạo ra những ảnh hưởng tích cực tới cuộc sống của người dân địa phương hoặc các cộng đồng. Chương trình tập trung vào những khía cạnh cụ thể của tinh thần công dân tích cực ví cụ như các dự án phát triển xã hội.
Tinh thần công dân toàn cầu là gì?
Giống như việc trở thành công dân của một đất nước, người dân sống trong một cộng đồng toàn cầu đang ngày càng phụ thuộc lẫn nhau thông qua thương mại, chính trị và trao đổi văn hóa quốc tế thông qua các kênh truyền thông rộng lớn. “Cuộc sống chung” của cộng đồng toàn cầu có được nhiều chia sẻ về những thách thức mà đòi hỏi hành động tập thể cũng như những gắn kết về chính trị quốc tế. Sự hiểu biết về tự nhiên và tiềm năng đối với hành động này được hình ảnh hóa bới phát triển năng lực như một công dân tích cực địa phương, ví dụ như việc nâng cao nhận thức về công dân toàn cầu có thể ảnh hưởng tới các lựa chọn và các quan điểm về hành động công dân địa phương. Công dân tích cực là những người hiểu về sự phụ thuộc lẫn nhau của các cộng đồng của họ ở những nơi khác và gắn kết vào các hoạt động mà kết quả của những hoạt động đó đã tạo ra tác động tích cực trên cả những tác động tích cực ở trong nước của họ hoặc mang một quan điểm toàn cầu tới cộng đồng của mình như là những vấn đề liên quan tới “tốt hơn nữa” của toàn cầu (ví dụ như luật pháp, hòa bình, bền vững, v.v…)
Chương trình công dân tích cực làm việc hướng tới những công dân tích cực đồng thuận với các vấn đề của toàn cầu hơn thông qua cả các khóa tập huấn và các vấn đề đối thoại đa văn hóa, nhưng trong giai đoạn đầu tiên, chương trình mong muốn được mời các học viên tham gia thực hành những góc nhìn của họ ở ngay trong cộng đồng địa phương.
Hành trình học tập 4: LẬP KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CÁC DỰ ÁN HÀNH ĐỘNG VÌ XÃ HỘI
Trước khi bắt đầu hành trình học tập này, các bạn nên xác định rõ:
- Vấn đề hoặc những thay đổi gì các học viên muốn nhìn thấy tại cộng đồng của họ
- Để triển khai được dự án hành động vì xã hội của các bạn thì ai sẽ là những người các bạn sẽ làm việc cùng – các bạn sẽ tham gia vào những cộng đồng nào
- Các nguồn lực, các thách thức và các mối quan hệ quyền lực tại cộng đồng của các bạn
Các điều phối viên của chương trình công dân tích cực sẽ khuyến khích các học viên áp dụng những kiến thức và kỹ năng đã học được trong những hành trình học tập trước vào các cuộc đối thoại và tìm hiểu sâu về cộng đồng. Lưu ý có nhiều cách tiếp cận để lập kế hoạch triển khai các dự án hành động vì xã hội. Những cách tiếp cận khác nhau sẽ thích hợp với những dự án và cộng đồng khác nhau. Các điều phối viên sẽ cố gắng chọn các công cụ thích hợp cho nhóm của họ và hướng dẫn cách áp dụng các công cụ đó. Trong trường hợp các học viên không có kinh nghiệm thì những công cụ sáng tạo đơn giản có thể được sử dụng để phát triển các kế hoạch cho hành động, tham khảo hoạt động thay thế “Vẽ về cộng đồng”.
Cách khác, nếu học viên làm việc cho tổ chức phi chính phủ và có nhiều kinh nghiệm thì bạn có thể sử dụng hướng dẫn cách tiếp cận lô-gic của chương trình Công dân tích cực. Nếu một học viên muốn tự triển khai một dự án hành động xã hội, các điều phối viên sẽ điều chỉnh các hoạt động để đảm bảo những học viên đó có thể tiếp tục làm việc với các học viên khác trong quá trình lập kế hoạch triển khai dự án hành động xã hội.
Dự án hành động vì xã hội là gì?
Dự án hành động vì xã hội là một hành động nhằm nâng cao cuộc sống của cộng đồng tại địa phương với sự tham gia của các nhóm người, tình nguyện hoặc không vì lợi nhuận. Đây là hành động mà cần có nguyên tắc, tổ chức tốt và được thực hiện dưới sự tư vấn và hợp tác với các nhóm khác tại địa phương và những nhóm chịu tác động bởi dự án này. Dự án hành động vì xã hội nên:
- Có nguyên tắc – phản ánh các nguyên tắc của chương trình Công dân tích cực
- Đóng góp vào tầm nhìn của chương trình Công dân tích cực
- Tham gia tích cực của tất cả các đối tác liên quan – lên kế hoạch, tổ chức và triển khai cùng các nhóm khác tại cộng đồng
- Nâng cao kỹ năng và kiến thức cần có thông qua chương trình Công dân tích cực
- Nâng cao nguồn lực địa phương (kỹ năng, các mối quan tâm, kiến thức và các cơ sở hạ tầng)
Ngay cả khi dự án tập trung chủ yếu tại địa phương thì một cách lý tưởng học viên nên chọn một chủ đề phát triển xã hội mà có tác động cộng hưởng trên toàn cầu, có nghĩa là một vấn đề tại địa phương có thể có liên quan tới các cộng đồng trên thế giới.
Ví dụ:
- Trao quyền năng cho giới trẻ
- Bình đẳng giới
- Các công tác vận động cho phát triển giáo dục
- Phổ cập giáo dục cơ bản cho trẻ em
- Ngăn chặn xung đột và bảo vệ hòa bình
- Bảo vệ môi trường
Các kỹ năng và cá công cụ hỗ trợ việc lập kế hoạch triển khai dự án là cần được nhân rộng. Có rất nhiều các khóa đào tạo kéo dài từ hai ngày cho tới hai năm tập trung chủ yếu vào cách quản lý dự án bao gồm cả những khóa có cấp văn bằng, các khóa học phát triển chuyên môn và các khóa thạc sỹ quản trị kinh doanh. Điều này phản ánh một sự thật là quản lý dự án là một kỹ năng vô cùng giá trị và kỹ năng này sẽ làm gia tăng việc làm một cách bền vững. Quản lý dự án là một kỹ năng nền tảng trong cuộc sống. Các quy trình và các công cụ của chương trình công dân tích cựclà đơn giản và có tính lô-gic. Hành trình học tập này sẽ làm cho những phương pháp và công cụ đó trở nên dễ tiếp cận tới người dân và cộng đồng để họ có thể cùng nhau đạt được thành công của dự án một cách tối đa.
Đối thoại trong môi trường đa văn hóa và xây dựng liên minh trong cộng đồng
Có rất nhiều phương pháp để lập kế hoạch cho dự án hành động vì xã hội. Các cách tiếp cận khác nhau để phù hợp với những dự án có quy mô, bản chất và vị trí địa lý khác nhau. Dự án hành động vì xã hội được hình thành từ những nhu cầu đa dạng và quan điểm của cộng đồng địa phương và các cộng đồng xung quanh mà có thể cùng chịu tác động. Vì lý do này dự án hành động vì xã hội được thực hiện bởi Công dân tích cực thì nên được kết hợp các kỹ năng đối thoại đa văn hóa và xây dựng liên minh. Các ví dụ làm thế nào để đạt được điều này sẽ được cung cấp trong khóa đào tạo hoặc tham khảo thêm trên trang web của Chương trình công dân tích cực của Hội đồng Anh – http://www.britishcouncil.org/active-citizens
Sau đây là một số điểm mấu chốt để các học viên cân nhắc khi lập kế hoạch triển khai dự án hành động vì xã hội:
- Thực hành các kỹ năng và kiến thức đã học được trong cả 4 hành trình học tập
- Xác định tính cách mà bạn có thể đóng góp (những hành động nhỏ)
- Xác định cơ hội chiến lược cho dự án hành động vì xã hội của nhóm mình (những mưu lược để tạo ra kết quả lớn)
- Sử dụng hiệu quả kỹ năng và các mối quan tâm của các thành viên trong nhóm để xây dựng một nhóm chia sẻ chung một nguyên tắc làm việc và luôn hỗ trợ nhau.
- Sử dụng phương pháp tiếp cận thích để hợp tạo dựng được sự thành công.
- Cân nhắc các nguyên tắc làm việc
- Gắn kết với người khác thông qua đối thoại tích cực
- Xây dựng một nhóm những người có cùng tâm nhìn tạo thành một liên kết vững chắc
- Mời các người dân tại cộng đồng tham gia vào quá trình đưa ra quyết định và triển khai dự án.
Lập kế hoạch và triển khai dự án là sự kết hợp của cả phương pháp khoa học và nghệ thuật. Hiện nay đang có rất nhiều các công cụ lập kế hoạch và triển khai dự án được áp dụng tại các cộng đồng và hiện đang có nhiều khó khăn xảy ra. Lý do có thể là các nhóm triển khai dự án không đồng nhất quan điểm, Thời gian và mối quan tâm khác nhau hoặc môi trường vận hành có thể thay đổi. Điều này không có nghĩa là thất bại, đó chỉ là khả năng thích ứng và sẽ cùng nhau đi tiếp. Điều này cho thấy sự thành công trong quá trình học tập và cùng hướng tới thành công trong tương lai.