Học tiếng Anh thiếu nhi qua phim hoạt hình là một trong những phương pháp giảng dạy được nhiều trung tâm và cơ sở dạy ngoại ngữ áp dụng. Phụ huynh cũng có thể lựa chọn phương án này để tự bổ túc ngoại ngữ cho con tại nhà với bộ bí kíp đơn giản dưới đây.
1. Khởi động với các đoạn phim ngắn
Các bộ phim hoàn chỉnh thường có thời lượng khá dài, nếu con bạn mới bắt đầu làm quen với ngôn ngữ hoặc chưa được luyện nghe nhiều trước đó, có thể sẽ choáng ngợp, mệt mỏi. Vì thế, phụ huynh hãy bắt đầu với những đoạn phim ngắn. Chương trình tiếng Anh cho trẻ em tại các trung tâm, cơ sở giảng dạy đều chỉ lựa chọn những đoạn ngắn để giúp các bé tiếp thu kiến thức mới một cách nhẹ nhàng.
Những đoạn phim ngắn này có thể là từng cảnh phim, hoặc phụ huynh có thể cho con bắt đầu bằng cách xem đoạn giới thiệu phim. Cả hai lựa chọn này đều không tạo áp lực quá lớn hay gây mệt mỏi cho con khi xem phim bằng ngôn ngữ mới.
2. Gợi ý cho phụ huynh: đoạn giới thiệu trên iTunes
Phụ huynh có thể tìm thấy nhiều trailer phim hoạt hình trên iTunes. Đoạn giới thiệu này thường có kèm phụ đề tiếng Anh, giúp phụ huynh có thể dễ dàng theo dõi và kiểm soát chất lượng nội dung. Thông thường mỗi đoạn giới thiệu phim của kéo dài vài phút, nhưng lượng từ vựng sử dụng trong đó lại vô cùng nhiều. Nhờ đó, con vừa làm quen được phương pháp học mới, đồng thời luyện được ngữ điệu khi nói và bổ sung thêm nhiều cụm từ thông dụng.
3. Chọn phim một cách cẩn thận
Lưu ý đầu tiên khi cho con học tiếng Anh thiếu nhi qua phim hoạt hình là lựa chọn phim. Bố mẹ hãy lưu ý chọn lựa kỹ, tránh những nội dung không phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Hiện nay có rất nhiều bộ phim hoạt hình gắn mác thiếu nhi nhưng chứa nhiều cảnh bạo lực hoặc sử dụng lối giao tiếp không phù hợp với trẻ nhỏ. Vì thế khi dạy Anh văn cho trẻ em tại nhà thông qua hình thức xem phim, bố mẹ cần phải kiểm tra một lượt những trích đoạn hoặc phim có ý định sử dụng làm tư liệu học tập.
Ngoài ra, hãy chú ý đến độ khó của phim hoạt hình. Bố mẹ cần đảm bảo rằng những bộ phim được chọn phù hợp với trình độ của con. Khi khả năng của con đạt mức độ cao hơn, phụ huynh có thể chọn những bộ phim dành cho trẻ con để củng cố thêm từ vựng và cách sử dụng câu ở mức độ khó.
Cuối cùng, hãy xem xét liệu từ vựng có đáng giá hay không. Nếu đang muốn học những từ vựng hữu ích, phụ huynh có thể nên chọn một bộ phim hoạt hình có nội dung về cuộc sống hàng ngày thay vì các dạng phim giả tưởng sử dụng những từ vựng khó.
4. Đọc trước phần tóm tắt phim
Sau khi chọn phim, phụ huynh hãy thử tìm bản tóm lược nội dung phim để xác định liệu đây có phải tư liệu học tập phù hợp với độ tuổi của con. Nếu phù hợp, hãy tóm tắt nội dung cho con hoặc nếu trẻ đã biết đọc hãy để con tự khám phá cốt truyện. Việc nắm được sơ lược nội dung chuyện con sẽ dễ tập trung vào ngôn ngữ hơn và ít chú ý đến diễn biến của phim.
Ngoài ra, đọc trước bản tóm tắt có thể giúp phụ huynh và con phân loại được từ vựng nào có thể được sử dụng trong phim và có cơ hội tra cứu các từ liên quan trước.
Nơi tìm bản tóm lược nội dung:
- IMDb: IMDb đăng tải tất cả bản tóm tắt và đánh giá phim, vì vậy phụ huynh sẽ dễ dàng tìm thông tin các bộ phim hoạt hình nước ngoài phổ biến nhất. Mặc dù các bản tóm tắt thường bằng tiếng Anh, nhưng vẫn cung cấp thông tin cơ bản cần thiết để chuẩn bị nội dung cho buổi tự học của con.
- Wikipedia: Wikipedia là nguồn tư liệu nội dung phim khổng lồ. Với Wikipedia, phụ huynh có thể tìm tên bộ phim hoạt hình nổi tiếng từ những nước nói tiếng Anh. Ngoài ra, Wikipedia thường cung cấp các bản tóm tắt cốt truyện chuyên sâu có thể giúp hiểu tất cả nội dung chi tiết của câu chuyện trước khi xem.
5. Tìm kiếm kịch bản phim
Kịch bản phim là nguồn tư liệu hữu ích cho người học ngôn ngữ. Thông qua kịch bản, phụ huynh có thể nắm rõ được cốt truyện và tính cách của các nhân vật trong phim hoạt hình. Đồng thời, phụ huynh cũng có thể nắm trước các từ vựng, các câu thông dụng trong các tình huống giao tiếp cụ thể để hướng dẫn con.
Simply Scripts là một cơ sở dữ liệu kịch bản phim. Mặc dù không có hàng tấn kịch bản phim quốc tế, nhưng nó có một số tùy chọn rất phổ biến.
6. Tập trung toàn bộ vào những gì đang xem
Xem phim hoạt hình bằng ngôn ngữ mẹ đẻ, con bạn có thể làm những việc khác như ăn nhẹ, chơi đồ chơi mà không cần quá tập trung vào hình ảnh trên phim. Tuy nhiên, khi xem phim bằng ngôn ngữ mới, con cần phải chú ý hơn đến bộ phim để có thể nghe được nội dung đối thoại cũng như hiểu được cách đối đáp theo từng ngữ cảnh cụ thể.
7. Chia phim thành nhiều đoạn
Đừng gượng ép con phải xem toàn bộ phim thời lượng kéo dài đến hàng giờ đồng đồ. Ngồi theo dõi trong một thời gian dài không hoạt động hoàn toàn không phải phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ em phù hợp. Bởi vậy, hãy chia bộ phim thành từng đoạn để theo dõi, giúp việc tiếp cận phim bớt choáng ngợp hơn. Việc cắt nhỏ đoạn cũng giúp con tập trung hoàn toàn vào ngôn ngữ khi không bị chi phối bởi nội dung xuyên suốt của cả bộ phim.
8. Thường xuyên xem lại cùng một đoạn phim
Học lại là chìa khóa để thẩm thấu ngôn ngữ một cách tự nhiên. Xét cho cùng, hầu hết giáo dục ngôn ngữ chủ yếu dựa vào sự lặp lại, vì vậy việc học tiếng Anh qua phim hoạt hình cũng tương tự.
Xem lại các cảnh phim không tốn quá nhiều thời gian và công sức, bởi chúng thường chỉ thời lượng vài phút. Quy tắc xem lại chính là lặp lại các đoạn cho đến khi con bạn hiểu kỹ nội dung, sau đó chuyển sang phần tiếp theo và lặp lại.
Ngay cả khi trẻ đã xem từng đoạn trong một bộ phim, hãy xem lại bộ phim đó vài lần nữa. Nhờ đó, việc xem lại bộ phim không chỉ củng cố những gì đã học và tạo thành phản xạ áp dụng chúng vào hoàn cảnh thực tế.
9. Dạy tiếng Anh cho trẻ em hãy luôn chú trọng từ vựng
Hãy cùng con ghi ra giấy những từ vựng mới và tra cứu nghĩa sau khi đoạn phim kết thúc. Nhờ đó, con có thể hiểu ý nghĩa của từ và cách sử dụng khi từ vựng xuất hiện trong những lần xem tiếp theo.
10. Chép lại đoạn hội thoại
Với những trẻ có trình độ ngoại ngữ khá ổn, việc thực hành chép lại đoạn hội thoại trên phim hoạt hình là hình thức củng cố từ vựng và ngữ pháp. Bài tập sau khi xem phim này sẽ giúp con bạn tập trung hoàn toàn vào ngôn ngữ để nhận biết từng từ riêng lẻ. Phụ huynh hướng dẫn con tua và xem lại cho đến khi viết ra nhiều đoạn hội thoại nhất có thể. Sau đó, xem xét ghi chép của con đã đúng chưa.
Việc chép lại đoạn hội thoại là phương pháp không chỉ giúp con nghe chủ động hơn, mà còn có thể sử dụng bản ghi như một công cụ học tập để củng cố từ vựng hoặc học các câu trích dẫn.
Học tiếng Anh thiếu nhi qua phim hoạt hình là một trong phương pháp học tập vui nhộn, tự nhiên, giúp việc tiếp cận ngôn ngữ mới không mang nặng tính học thuật. Phương pháp này không chỉ phù hợp với trẻ em mà còn gợi ý đáng lưu tâm cho những người bắt đầu tiếp xúc với tiếng Anh. Hi vọng với những bí kíp nhỏ trên đây, phụ huynh sẽ có phương pháp tự củng cố khả năng ngoại ngữ của con một cách đơn giản.