©

British Council

Giới thiệu

Hội đồng Anh phối hợp cùng Đề án Ngoại ngữ Quốc gia (ĐANN) và Phòng Thương mại Quốc tế, Đại sứ quán Anh tại Việt Nam giới thiệu các dự án hợp tác mới của các đối tác đến từ Vương quốc Anh và Việt Nam nhằm tiếp tục khám phá các cách làm mới mang tính đồng đều và dễ tiếp cận hơn trong lĩnh vực dạy và học tiếng Anh tại Việt Nam hậu Covid-19. Sự kiện này cũng sẽ tổng kết các dự án thí điểm hợp tác giữa Vương quốc Anh và Việt Nam thuộc Quỹ Đổi mới Học tập Sáng tạo Số. 

Ngày: Thứ Ba, 26 tháng Tư 2022
Thời gian: 15.00–17.00 (Giờ VN), 09.00–11.00 (Giờ Anh)
Hình thức thực hiện: Trực tuyến trên nền tảng Zoom
Ngôn ngữ: Tiếng Anh và tiếng Việt, và có phiên dịch đồng thời
Chương trình: Vui lòng xem file tại phần Tải xuống bên dưới
Link đăng ký tham dự: https://bit.ly/37EKINQ
Link tham dự sự kiện sẽ được gửi qua email cung cấp khi đăng ký trước ngày sự kiện.

Mục tiêu của sự kiện

  • Tổng kết các dự án thí điểm thuộc Quỹ Đổi mới Học tập Sáng tạo Số (DLIF) 2021-22: Quỹ Đổi mới học tập được thành lập nhằm xúc tiến quan hệ hợp tác giữa Vương quốc Anh và Việt Nam để thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu mới và khuyến khích đổi mới sáng tạo nhằm hỗ trợ ĐANNQG thực hiện nhiệm vụ cải thiện công tác dạy và học tiếng Anh ở Việt Nam tới năm 2025 và hơn thế nữa. Các đối tác sẽ giới thiệu những điểm nổi bật của ba dự án vừa được triển khai và đưa ra những khuyến nghị để tiếp tục duy trì và phát huy kết quả mà các dự án đạt được cũng như các nguồn tài liệu hữu ích dành cho giáo viên.
  • Giới thiệu các dự án mới thuộc khuôn khổ Chương trình Việt Nam – Vương quốc Anh: Đối tác trong Đổi mới Sáng tạo 2022: bao gồm hai nghiên cứu và năm dự án về Nhóm Hành động Giáo viên. Chương trình nhằm nghiên cứu các cách tiếp cận đồng đều và sáng tạo hơn trong lĩnh vực kiểm tra đánh giá và phát triển chuyên môn dành cho giáo viên tiếng Anh tại Việt Nam. Các đối tác triển khai dự án giữa Việt Nam và Vương quốc Anh sẽ chia sẻ kế hoạch hoạt động trong 12 tháng tới và những cơ hội tham gia vào các hoạt động của dự án.  

Đối tượng tham dự

  • Phía Việt Nam: Đại diện BGD&ĐT, ĐANN, các Sở GD&ĐT, trường đại học/cao đẳng, các cơ sở, tổ chức giáo dục, các đơn vị giảng dạy tiếng Anh, các đối tác trong Quỹ Đổi mới Học tập Sáng tạo (DLIF), các đối tác trong chương trình VN-UK Đối tác trong Đổi mưới Sáng tạo, các nghiên cứu viên và giáo viên tiếng Anh. 
  • Phía UK: Ngài Steve Smith, Đại sứ Giáo dục toàn cầu của Chính phủ Anh, đại diện Đại sứ Quán Anh, Lãnh sự quán Anh tại TP.HCM, đại diện Phòng Thương mại Quốc tế Anh tại Việt Nam, đại diện đến từ các trường đại học/cao đẳng, các tổ chức giáo dục, các cơ sở giảng dạy tiếng Anh, các đối tác trong Quỹ Đổi mới Học tập Sáng tạo (DLIF), các đối tác trong chương trình VN-UK Đối tác trong Đổi mưới Sáng tạo, các nghiên cứu viên và cán bộ tập huấn.

Bối cảnh

Hoạt động tại Việt Nam từ năm 1993 và kể từ đó, Hội đồng Anh đã hợp tác chặt chẽ với Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) và sau này là Đề án Ngoại ngữ Quốc gia (ĐANN) trong nhiều dự án và chương trình nhằm chuẩn hóa công tác giảng dạy, học tập và kiểm tra đánh giá tiếng Anh các cấp trong hệ thống giáo dục công lập gồm bậc tiểu học, trung học, đại học và đào tạo nghề trong cả nước. 

Phát triển Giảng dạy Tiếng Anh (ELT) nhằm hỗ trợ Chiến lược 2025 của ĐANN luôn là lĩnh vực ưu tiên của Hội đồng Anh. ĐANN và Hội đồng Anh tại Việt Nam luôn tìm kiếm các phương thức phát triển hợp tác trong các lĩnh vực dạy, học và kiểm tra đánh giá tiếng Anh, và điều này đã được thể hiện trong các hoạt động đề xuất của Bản kế hoạch phối hợp hoạt động 2021-2022 với tầm nhìn hợp tác đến năm 2024-2025, bao gồm (i) nghiên cứu, (ii) đối thoại giáo dục và tăng cường sự tham gia của các bên liên quan, (iii) nâng cao năng lực và bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên, và (iv) phát triển chương trình, nguồn học liệu và đánh giá. 

Thông qua kế hoạch hợp tác chiến lược này, Hội đồng Anh mong muốn tìm kiếm các đối tác trong lĩnh vực giảng dạy tiếng Anh đến từ Vương quốc Anh và Việt Nam để cùng xác định, theo đuổi và thực hiện các hoạt động quy mô lớn liên quan đến cải cách tiếng Anh trong chương trình giáo dục chính quy nhằm hỗ trợ những ưu tiên của ĐANN trong việc cải thiện chất lượng dạy và học ngoại ngữ. Đây là lĩnh vực mà Vương quốc Anh luôn đi đầu về mặt chuyên môn và kinh nghiệm và luôn sẵn lòng hợp tác. 

‘Vương quốc Anh cam kết hỗ trợ lâu dài Việt Nam nhằm nâng cao năng lực tiếng Anh dựa trên chuyên môn và kinh nghiệm hàng đầu của Vương quốc Anh trong lĩnh vực Giảng dạy tiếng Anh (ELT). Và đây là một trong những nội dung hợp tác quan trọng đang được triên khai một cách tích cực và hiệu quả trong Biên bản ghi nhớ giữa Vương quốc Anh và Việt Nam.’, trích dẫn bài phát biểu tại sự kiện của Ngài Steve Smith, Đại sứ Giáo dục toàn cầu Chính phủ Anh.

Đại dịch Covid-19 tác động mạnh mẽ đã làm gián đoạn các hoạt động trong hệ thống giáo dục trên toàn cầu, bao gồm cả Việt Nam và những tác động này đang làm tăng nhu cầu về các giải pháp đổi mới và bền vững ứng dụng kỹ thuật số nhằm tăng cường khả năng tiếp cận của người học đối với các chương trình giáo dục chất lượng, đồng thời nâng cao năng lực của giáo viên.

Hội đồng Anh Việt Nam đã hỗ trợ các đối tác từ Vương quốc Anh và Việt Nam triển khai các dự án thí điểm thuộc Quỹ Đổi mới Học tập Kỹ thuật Số trong năm 2021-22. Để tiếp tục nâng cao chất lượng dạy, học, kiểm tra và đánh giá tiếng Anh hậu Covid-19, Hội đồng Anh Việt Nam tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác giữa Vương quốc Anh và Việt Nam trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển chuyên môn dành cho giáo viên tiếng Anh trong năm 2022-23.

Hội đồng Anh Việt Nam và ĐANN sẽ tổ chức một sự kiện đặc biệt nhằm tổng kết các dự án thí điểm giữa các đối tác Vương quốc Anh và Việt Nam thuộc khuôn khổ Quỹ Đổi mới Học tập Sáng taọ Số và chính thức giới thiệu các dự án mới thuộc chương trình hợp tác giữa Vương quốc Anh và Việt Nam. 

Thông tin về các dự án

Tổng kết các dự án thí điểm thuộc Quỹ Đổi mới Học tập Sáng tạo Số (DLIF) 2021-22

Quỹ Đổi mới học tập được thành lập nhằm xúc tiến quan hệ hợp tác giữa Vương quốc Anh và Việt Nam để thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu mới và khuyến khích đổi mới sáng tạo nhằm hỗ trợ ĐANNQG thực hiện nhiệm vụ cải thiện công tác dạy và học tiếng Anh ở Việt Nam tới năm 2025 và hơn thế nữa. Các đối tác sẽ giới thiệu những điểm nổi bật của ba dự án vừa được triển khai và đưa ra những khuyến nghị để tiếp tục duy trì và phát huy kết quả mà các dự án đạt được cũng như chia sẻ các nguồn tài liệu hữu ích trong dự án dành cho giáo viên.

  • Dự án Digital English Theatre được thiết kế bởi ba đơn vị: International House Belfast, Hands Up project và Đại học Cần Thơ với ý tưởng lồng ghép hoạt động sân khấu kịch vào chương trình học ngoại ngữ, thông qua việc sử dụng các nguồn tài nguyên kỹ thuật số hiện có, qua đó cải thiện kỹ năng giao tiếp và tạo động lực cho cả giáo viên và người học. 
  • International House London và trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (HPU2) đã phát triển một khóa tự học trực tuyến theo hướng tiếp cận mở về phát triển chuyên môn thường xuyên cho giáo viên lớp 6. Tài liệu khóa học đã được xây dựng với sự hợp tác của hơn 60 giáo viên trong quá trình họ tham gia một chương trình hỗ trợ giáo viên trong 12 tháng qua. 
  • ViVEXELT (Trao đổi trực tuyến về Phương pháp giảng dạy tiếng Anh tại Việt Nam) Dự án đã là nơi quy tụ hơn 120 giáo viên tại Việt Nam và Vương quốc Anh cùng tham gia vào các khóa học và các nhóm thực hành chuyên môn trực tuyến (virtual communities of practice) để thực hành một mô hình sáng tạo về phát triển chuyên môn thường xuyên cho giáo viên tiếng Anh. Nhóm thực hành chuyên môn trực tuyến ViVEXELT đã hỗ trợ những người tham gia đưa ra những chiêm nghiệm về phương pháp giảng dạy tiếng Anh. Những đóng góp đó đã tạo ra các tài nguyên kỹ thuật số về các phương pháp giảng dạy tiếng Anh mà có thể tái sử dụng và chia sẻ, chẳng hạn như các đoạn ghi hình về phát triển chuyên môn thường xuyên cho giáo viên sẽ được cung cấp cho những người truy cập. Trường Đại học Coventry và trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (HUST) là những đơn vị có nhiều kinh nghiệm về công nghệ giáo dục và cũng đã hợp tác trong dự án Đối tác Giáo dục Đại học Vương quốc Anh – Việt Nam (HEP). 

Giới thiệu các dự án Nhóm Hành động Giáo viên (TAGs) năm 2022–23

Dự án nhằm thiết lập một mạng lưới các Nhóm Hành động Giáo viên (TAGs) thí điểm, mỗi nhóm bao gồm giáo viên đến từ một đến ba Sở Giáo dục và Đào tạo, phát triển nội dung và thực hiện các chương trình hành động trong thời gian 12 tháng, cũng như theo dõi, đánh giá các dự án nói chung và những tác động lên hoạt động phát triển chuyên môn thường xuyên dành cho giáo viên (CPD). Đối tác triển khai năm dự án TAG sẽ chia sẻ kế hoạch hoạt động trong 12 tháng tới và những cơ hội tham gia vào dự án của các bên.  

  • International House Bristol và Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ triển khai dự án phát triển chuyên môn dành cho giáo viên tiếng Anh tại Việt Nam dựa vào nhu cầu thực tế trong công tác giảng dạy của giáo viên tại hai tỉnh miền núi phía Bắc gồm Sơn La và Bắc Kạn.
  • Trường Đại học Manchester Metropolitan phối hợp cùng Đại học Huế sẽ triển khai dự án “Phát triển chuyên môn thường xuyên dành cho giáo viên tiếng Anh tại Việt Nam thông qua mô hình Nhóm Hành động Giáo viên và cách tiếp cận tập trung vào nhu cầu của từng giáo viên”, nhằm hỗ trợ chuyên môn cho các giáo viên tại Huế, thuộc miền Trung Việt Nam.
  • Trường Đại học Glasgow phối hợp cùng Viện Nghiên cứ Giáo dục Quốc gia Việt Nam (VNIES) sẽ triển khai dự án “Phát triển năng lực giáo viên trong việc sử dụng các nguồn tài liệu sáng tạo và nghệ thuật nhằm dạy tiếng Anh bằng nhiều phương thức, phương tiện truyền thông và vượt qua các ranh giới ngôn ngữ” tại các tỉnh Bắc Ninh, Quảng Ninh và Ninh Thuận. Dự án sẽ được triển khai, theo dõi và đánh giá các phương thức đổi mới giúp người học khám phá ngôn ngữ qua nhiều hình thức, phương tiện truyền thông và nguồn tài liệu văn hóa sáng tạo.
  • Celtic English Academy và Trường Đại học Cần Thơ sẽ phối hợp cùng các giáo viên bậc tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông tại Bến Tre, Đồng Tháp và Cần Thơ nhằm hình thành một cộng đồng thực hành dưới hình thức các Nhóm Hành động Giáo viên.
  • International House London phối hợp cùng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 sẽ hỗ trợ các giáo viên tiếng Anh dựa vào những nhu cầu thực tế của giáo viên tại hai tỉnh Yên Bái và Nghệ An.  

Giới thiệu các dự án nghiên cứu

Dự án nhằm hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu nhằm đánh giá số lượng và chất lượng của hai lĩnh vực riêng biệt nhưng có liên quan trong Giảng dạy tiếng Anh tại Việt Nam.

  • Nghiên cứu ‘Tìm hiểu và nâng cao công tác đánh giá năng lực ngôn ngữ trong lớp học’ sẽ do Trường Đại học Huddersfield phối hợp cùng Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội (ULIS) thực hiện tại Việt Nam. Nghiên cứu nhằm tìm hiểu việc cung cấp các kỳ thi kiểm tra và đánh giá tiếng Anh (bao gồm cả trực tuyến và tự động) nhằm đảm bảo tính công bằng và bao gồm, đặc biệt sẽ tạo ra những tác động lên các hoạt động thực hành trên lớp học thông qua việc tham gia của giáo viên vào các bộ công cụ trực tuyến và cộng đồng thực hành hiệu quả.
  • Nghiên cứu ‘Tình hình cung cấp trực tuyến các nguồn tài liệu dạy và học kỹ thuật số tại Việt Nam’ sẽ do Trường Đại học Manchester Metropolitan phối hợp cùng một nhóm chuyên gia nghiên cứu Việt Nam thực hiện, nhằm cung cấp đánh giá toan cảnh về lĩnh vực giảng dạy tiếng Anh trực tuyến với trọng tâm là sự đồng đều trong việc cung cấp các nguồn tài liệu kỹ thuật số và tiếp cận các khóa học trực tuyến cho giáo viên và học sinh tại các trường công lập tại Việt Nam.

Thông tin liên quan