Dàn nhạc giao hưởng Seaphony ©

Hình ảnh của Lune Production
và nhiếp ảnh gia Thảo Đặng, 123 Studio.

Bối cảnh

Hội đồng Anh tại Việt Nam đang chuẩn bị ra mắt Di sản Kết nối (2018-2020), một dự án về sử dụng di sản văn hóa để thúc đẩy sự phát triển đồng đều, trong khuôn khổ Chương trình Văn hóa và Phát triển.    

Dự án này sẽ làm việc với di sản nhạc và phim của Việt Nam, đặc biệt chú trọng đến các giá trị di sản nhạc và phim không được nhiều người biết đến và có nguy cơ mai một. Chúng tôi sẽ sử dụng các cách tiếp cận sáng tạo để làm việc với di sản nhạc và phim, nhằm tạo ra những cơ hội phát triển đồng đều và bền vững trong ngành di sản văn hóa ở Việt Nam. Cách tiếp cận này sẽ cho phép các cộng đồng trực tiếp đóng góp và hưởng lợi từ việc bảo vệ và chia sẻ di sản văn hóa của họ, từ đó thúc đẩy sự hiểu biết, ứng dụng, và thụ hưởng các di sản văn hóa này trong đời sống hằng ngày ngay tại cộng đồng các địa phương, cũng như trong các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, và giáo dục khác nhằm tạo điều kiện để di sản nhạc và phim tiếp tục đổi mới. 

Di sản nhạc và phim, đặc biệt là của các nhóm ngoài lề (do lý do kinh tế, xã hội hoặc chính trị), bao gồm các cộng đồng dân cư nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số đang có xu hướng trở nên ít liên quan hơn đến sự phát triển về văn hoá và xã hội đương đại nói chung ở Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế liên tục phát triển. Một số các giá trị độc đáo của di sản nhạc và phim ở Việt Nam nhận được ít sự quan tâm và hỗ trợ, và do đó đối mặt với nguy cơ biến mất. Tình trạng này hạn chế khả năng của các cộng đồng gắn liền với các di sản đang bị đe dọa này phát triển nguồn lực con người và đóng góp cho sự phát triển xã hội, văn hóa, kinh tế, môi trường của đất nước. 

Thông qua việc nghiên cứu và phát triển chuyên sâu, dự án sẽ xác định các cộng đồng có nhu cầu bảo tồn và phát triển di sản nhạc và phim của họ. Một quá trình tham vấn và lên kế hoạch có sự tham gia của cộng đồng sẽ được thiết kế nhằm xác định mục tiêu phát triển của các cộng đồng này trong việc bảo vệ, quản lý và quảng bá các di sản văn hoá của họ. Quá trình này sẽ đóng góp vào việc thiết kế các hoạt động chính của dự án, bao gồm nghiên cứu, thu thập tài liệu, bảo tồn, dạy và truyền nghề, nâng cao năng lực, thử nghiệm và sáng tạo, vận động chính sách (bao gồm đối thoại chính sách và cộng đồng), và tạo điều kiện cho việc nhìn lại, khôi phục giá trị và tiếp nối sáng tạo các di sản văn hóa này trong thực tiễn đương đại.   

Cơ cấu dự án

Chúng tôi làm

  • tập huấn, nâng cao năng lực, dạy và truyền nghề tại cộng đồng
  • xây dựng, chia sẻ và tiếp nối sáng tạo các tài sản di sản văn hóa
  • kết nối các đối tác, thúc đẩy hợp tác và vận động chính sách cho việc quản lý và quảng bá di sản văn hóa.

Chúng tôi làm việc với

  • cộng đồng, bao gồm các cộng đồng ngoài lề
  • nghệ nhân, nghệ sỹ, và người thực hành sáng tạo
  • các cơ quan quản lý nhà nước
  • các cá nhân và tổ chức trong ngành di sản và ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo.

Kết quả mong đợi

  • Tác động dài hạn: Đóng góp vào sự phát triển đồng đều và bề vững trong ngành di sản tại Việt Nam
  • Kết quả trung kỳ: 
    (i) Di sản văn hóa cộng đồng được quảng bá và giá trị của những di sản này được công nhận; các cộng đồng cải thiện được sinh kế thông qua việc trực tiếp tham gia vào các hoạt động bảo vệ và chia sẻ các giá trị di sản văn hóa của họ
    (ii) Các tài sản di sản văn hóa được tiếp cận rộng rãi hơn, và được tiếp nối sáng tạo qua việc số hóa, nâng cao năng lực, và giáo dục đào tạo (trong đó có việc dạy và truyền nghề)
    (iii) Ngành di sản tại Việt Nam nhận được sự hỗ trợ nhiều hơn về mặt chính sách và thể chế, và hưởng lợi từ những liên kết với ngành di sản của Vương quốc Anh.

Tư vấn cộng đồng

Dự án sẽ thực hiện tham vấn cộng đồng trong tháng Tư năm 2018. 

Mục tiêu

  • thu thập thông tin về nhu cầu của cộng đồng, và xác định mục tiêu phát triển của họ
  • thu thập dữ liệu cơ bản cho dự án. Dữ liệu này sau đó sẽ được đưa vào Khung Giám sát và Đánh giá (M&E) của dự án
  • thu thập thông tin để phục vụ cho việc thiết kế các hoạt động cụ thể để nhằm đạt được những mục tiêu của dự án.

Chúng tôi đang tìm kiếm bốn chuyên gia tư vấn để thành lập nhóm tham vấn cộng đồng cho dự án này: 

  • chuyên gia về lĩnh vực văn hóa, di sản phi vật thể nói chung, hoặc di sản nhạc và phim nói riêng
  • chuyên gia trong lĩnh vực nhạc và phim, hoặc đa chuyên ngành nhưng có sử dụng di sản nhạc và phim
  • chuyên gia trong lĩnh vực phát triển cộng đồng có kinh nghiệm trong các ngành phát triển chính ở Việt Nam
  • điều phối viên làm việc với cộng đồng. 

Nhóm tư vấn sẽ làm việc chặt chẽ với Quản lý Dự án nhằm phát triển và thực hiện chuyến thực địa cộng đồng tại ba đến năm địa điểm tại Việt Nam. Lưu ý rằng các địa điểm này sẽ bao gồm khu vực nông thôn.   

Yêu cầu công việc

1. Phát triển một bộ công cụ cho việc tham vấn cộng đồng bao gồm biểu mẫu khảo sát, câu hỏi phỏng vấn, các hoạt động dự kiến và hướng dẫn thảo luận nhóm. Bộ công cụ này cần được thảo luận và thống nhất với Quản lý dự án trước chuyến thực địa

2. Đi thực địa và tiến hành làm tham vấn cộng đồng tại ba đến năm địa điểm, thực hiện khảo sát, phỏng vấn và thảo luận nhóm, theo như các nguyên tắc cho việc tham vấn cộng đồng được đưa ra trong Phụ lục 1

3. Báo cáo tổng hợp (không quá 20 trang, trừ phụ lục) bao gồm: 

  • Tóm tắt dữ liệu/ thông tin lập nên cơ sở dữ liệu cho hồ sơ phát triển của cộng đồng được tham vấn (Xem thêm thông tin trong Phụ lục 1)
  • Phân tích nhu cầu và mục tiêu phát triển của các cộng đồng được nghiên cứu
  • Đề xuất phát triển các hoạt động của dự án nhằm đáp ứng các nhu cầu của cộng đồng và đạt được mục tiêu của dự án.

Thời gian 

20 ngày trong tháng Tư năm 2018, bao gồm lên kế hoạch, đi tham vấn thực địa, và viết báo cáo. 

Địa điểm

Các địa điểm (sẽ khẳng định chính thức sau) tại vùng nông thôn miền Bắc, miền Nam Việt Nam, Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ. 

Thù lao 

Phí tư vấn sẽ dựa trên kinh nghiệm và bằng cấp. Chi phí liên quan đến các chuyến đi sẽ được đài thọ. 

Thân mời các ứng viên quan tâm nộp hồ sơ tham dự bao gồm: 

  • Thư tự giới thiệu (tối đa hai trang) trong đó nêu rõ kinh nghiệm/bằng cấp liên quan và giải thích lý do vì sao bạn muốn tham gia vào nhóm tư vấn. Vui lòng nói rõ vai trò trong nhóm mà bạn mong muốn
  • Tiểu sử.

Các cá nhân có thể nộp hồ sơ ứng tuyển cho một trong bốn vị trí của nhóm tham vấn. Tổ chức có thể ứng tuyển hơn một vị trí.

Vui lòng gửi hồ sơ tới Phạm Minh Hồng tại địa chỉ email hong.pham@britishcouncil.org.vn trước 15 tháng Ba năm 2018. Chúng tôi sẽ chỉ liên lạc với các ứng viên có triển vọng sau ngày 25 tháng Ba năm 2018.   

Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ 

Phạm Minh Hồng 
Quản lý Nghệ thuật
Hội đồng Anh 
20 Thụy Khuê, Hà Nội, Việt Nam 
T +84 1800 1299 ext. 1924

Phụ lục 1: Yêu cầu của Tham vấn cộng đồng

  • Đưa ra các câu hỏi mở nhằm xác định các nhu cầu phát triển (Những nhu cầu phát triển này nên bao gồm nhu cầu không liên quan trực tiếp đến nghệ thuật và di sản, vì dụ căng thẳng trong cộng đồng, chăm sóc trẻ em, hoặc dinh dưỡng tốt hơn)
  • Hướng đến những người quan tâm đến di sản và đặc biệt là những người trong cùng cộng đồng này nhưng chưa quan tâm đến di sản
  • Được tổ chức tại địa phương có các loại hình di sản đang nghiên cứu 
  • Tương tác với nhiều người trong xã hội, cố gắng đa dạng hóa các đối tượng với đặc điểm được bảo vệ trong đó bao gồm: 

    - tuổi tác
    - giới tính
    - chủng tộc/sắc tộc 
    - định hướng giới tính.

  • Thiết lập một cơ sở dữ liệu cho hồ sơ phát triển của cộng đồng, thu thập dữ liệu về (ví dụ): 

    - trong cộng đồng có vấn đề gì, vì sao nó lại quan trọng, nó ảnh hưởng đến ai và nó cần được sự quan tâm ra sao
    - ảnh hưởng của vấn đề đối với xã hội, kinh tế, chính trị và văn hóa, môi trường ví dụ BOP (Cán cân thanh toán), phát triển địa phương, việc làm, công nghệ hoặc cách làm mới
    - các cách tiếp cận với các bên liên quan để có được sự hỗ trợ 
    - xem xét các cách làm hiện tại để xem có thể cải tiến được gì
    - nhận xét về các cách để thúc đẩy những thực hành mới 
    - tìm kiếm các trường hợp đã xảy ra khi đó các vấn đề đang xem xét đã được giải quyết trong bối cảnh địa phương, và nỗ lực miêu tả và khuếch tán các thực hành quan sát được.

  • Thiết lập các phương pháp luận để phát triển chương trình:

    - phân tích nguồn gốc của vấn đề
    - các hành động cần thiết 
    - tầm quan trọng và tính khẩn cấp so với tính khả thi của hành động 
    - xác định những thay đổi cần thiết quan trọng nhất, giả định như nếu vấn đề được giải quyết trong một thời gian nhất định thì sẽ ra sao (chỉ ra các hành động nhỏ và có tính khả thi, việc rút kinh nghiệm và đi tới các bước tiếp theo)
    - xác định các bước tiếp theo thực hiện trong các tuần, tháng tiếp theo, hoặc khoảng thời gian hai năm.